• Xem công văn
  • Học trực tuyến
  • Xem camera
  • SMAS
  • Tra cứu điểm
  • Giáo dục điện tử
  • RSS
  • Đăng nhập
Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Ba Vì
Trường THCS Cổ Đô
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ tổ chức
      • Ban Giám hiệu
        • Hiệu trưởng
        • Hiệu Phó
      • Hội đồng trường
      • Công đoàn
      • Đoàn TNCS HCM
        • Hưởng ứng tuần lễ Hoc tập suốt đời trường THCS Cổ Đô 2017
      • Tổ Hành chính- Văn phòng
      • Tổ Chuyên môn
      • Ban Thường trực PHHS
  • Tin tức - Thông báo
    • Tin tức từ Phòng
    • Thông báo từ Phòng
    • Hoạt động
      • Hoạt động chuyên môn
      • Hoạt động đoàn thể
        • Công đoàn
      • Hoạt động ngoại khóa
        • Hình ảnh học tập suốt đời của học sinh nhà trường
      • Tổ Hành Chính
    • Tin tức
    • Thông báo
    • Giáo án điện tử
    • Tin tức từ Sở
    • Thông báo từ Sở
  • Văn bản - Công văn
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản từ Phòng
    • Văn bản từ Sở
  • Tài nguyên
    • Thư viện ảnh
      • Khai giảng
      • các hoạt động của nhà trường năm 2017
    • Video Clip
    • Tài liệu
    • E-Learning
    • Download
  • Hỏi đáp
  • Tra cứu
    • Bằng tốt nghiệp
    • Bảng điểm
    • Thời khóa biểu
  • Liên hệ
  • Website Phòng GD&ĐT
  • Thời khoá biểu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức - Thông báo
  3. Giáo án điện tử
Thứ 2, 14/01/2019 | 23:18
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

“GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, BẢO VỆ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CÓ Ý NGHĨA LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG”

Đọc bài Lưu

 

PHßNG gi¸o dôc vµ ®µo t¹o BA V×

tr­êng thcs cæ ®«

 

 

 

 

 

 

 

 

 

s¸ng kiÕn kinh nghiÖm

 

Tªn ®Ò tµi:

“GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG THÔNG QUA

HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, BẢO VỆ

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CÓ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

Ở ĐỊA PHƯƠNG”

 

                  Môn: Công tác Đội

           Tên tác giả: Nguyễn Thị Lương

           Giáo viên môn: Văn - công tác Đội

 

 

 

                                           Năm học 2013 - 2014

 

                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh Phúc

 
 

 

 

 

 

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 

 

 

Sơ yếu lý lịch

 

 

- Họ và tên: Nguyễn Thị Lương

- Ngày, tháng, năm, sinh: 22 tháng 10 năm 1979

- Năm vào ngành: 2002

- Ngày vào Đảng: 07/01/2010.

- Chức vụ: Giáo viên.

- Đơn vị công tác: Trường THCS Cổ Đô - Ba Vì - Hà Nội

- Trình độ chuyên môn: Đại học.

- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm.

- Hệ đào tạo: Từ xa.

- Bộ môn giảng dạy: Văn, công tác Đội.

- Trình độ ngoại ngữ: Không.

- Trình độ tin học: Tin A.

- Trình độ LLCT: Sơ cấp.

- Khen thưởng:

Được Phòng giáo dục & đào tạo huyện Ba Vì tặng Giấy khen đạt Giải ba Hội thi giáo viên giỏi huyện Ba Vì năm học 2005-2006.

 

 

                                   A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Lý do khách quan:

Giáo dục truyền thống là hoạt động có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Một quốc gia muốn phát triển giàu mạnh và bền vững phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, nền kinh tế phát triển tăng trưởng, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao,… và để các yếu tố đó được đảm bảo thì mỗi công dân phải được hun đúc truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Như vậy, có thể nói rằng: truyền thống của mỗi dân tộc chính là nền tảng cho mọi sự phát triển của dân tộc đó.

Và người Việt Nam chúng ta luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình đó là truyền thống yêu nước và tinh thân nhân đạo. Hai truyền thống ấy như đôi chân vững chắc đưa dân tộc ta thoát khỏi thời kỳ tăm tối của hàng nghìn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm thực dân Pháp đô hộ và đế quốc Mỹ xâm lược. Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển, tiến lên theo con đường Chủ nghĩa xã hội - Con đường mà Đảng và Bác Hồ đã sáng suốt lựa chọn. Trong thời kỳ mới, để giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta phải không ngừng được giáo dục về những truyền thống tốt đẹp. Giáo dục truyền thống phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi cấp, mọi ngành nhằm làm cho truyền thống dân tộc ngấm sâu vào máu thịt của mỗi người con đất Việt. Và để làm được điều đó, Đảng và Nhà nước đã đặt trách nhiệm lớn lao lên vai ngành Giáo dục.

Giáo dục truyền thống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi công dân Việt Nam nói chung, đối với mỗi học sinh, đội viên nói riêng. Trong trường học,  hoạt động giáo dục truyền thống đã giúp các em hiểu được giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, góp phần hình thành, phát triển nhân cách, chuẩn mực đạo đức, tình cảm trong sáng và nếp sống thanh lịch, văn minh cho các em.

Chính vì vậy giáo dục truyền thống là một nội dung rất được chú trọng trong kế hoạch dạy học của ngành giáo dục các cấp. Đây cũng là một trong năm chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì nhiều năm học gần đây. Hơn nữa, giáo dục truyền thống còn được coi là một trong những hoạt động trọng tâm của năm học. Qua đó càng cho thấy tầm quan trọng và tác động giáo dục của hoạt động trên đến quá trình phấn đấu rèn luyện của các em đội viên để đạt được danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng là chủ nhân tương lai của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến và anh hùng.

2. Lý do về mặt thực tiễn:

Giáo dục truyền thống có ý nghĩa quan trọng như vậy song trên thực tế không phải em đội viên nào cũng có những hiểu biết cần thiết về truyền thống lịch sử của dân tộc, của quê hương. Mặt khác, còn có một số em chưa thực sự chú ý tham gia vào hoạt động này trong quá trình học tập, các em chưa có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống thanh lịch, văn minh, chưa biết noi gương các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa ở địa phương và noi gương người tốt, việc tốt xung quanh. Nhất là trong thời điểm nhạy cảm hiện nay: Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin bùng nổ, nhiều luồng văn hóa ngoại lai du nhập vào đời sống xã hội, bên cạnh những mặt tích cực, nó cũng có không ít những tiêu cực, những mặt trái ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của con người, đến đạo đức, chuẩn mực xã hội. Trong bối cảnh như vậy, một số người trong đó có các em thiếu nhi đã mất phương hướng, chưa biết chọn lọc thông tin, a dua theo cái xấu, do đó đã đi chệch hướng trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách. Các hiện tượng mà các em dễ mắc phải trong thời điểm hiện nay là: ham chơi, lười học, có lối sống thiếu lành mạnh, bỏ học, sa đà vào các quán Internet, truy cập các trang mạng đen, có thái độ thiếu lễ phép đối với thầy cô và người lớn tuổi, mắc các tệ nạn xã hội… Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, hoạt động giáo dục truyền thống trở thành vấn đề cấp thiết trong toàn xã hội nói chung và môi trường giáo dục nói riêng trong giai đoạn hiện nay

3. Lý do chủ quan:

Với cương vị là một giáo viên  trong trường học, tôi rất hiểu vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống đối với sự phát triển toàn diện của các em. Hơn nữa là một  giáo viên Tổng  phụ trách Đội, với lương tâm nghề nghiệp tôi cần phải có trách nhiệm lớn đối với hoạt động giáo dục truyền thống. Để hoạt động trên thực sự thiết thực với các em, theo tôi giáo dục truyền thống thông qua hoạt động chăm sóc bảo vệ một số công trình có ý nghĩa lịch sử tại địa phương sẽ lôi cuốn, thu hút các em tham gia nhiệt tình, đông đảo và đem lại  hiệu quả cao.

Thiết nghĩ hoạt động này cần phải được thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế ở từng nơi, từng địa phương. Mỗi địa phương, mỗi vùng miền có dấu ấn lịch sử, phong tục tập quán và nét đẹp văn hóa riêng. Còn với quê hương tôi, chỉ nhắc đến hai tiếng “Cổ Đô” thôi cũng đã khơi dậy lên niềm tự hào của mỗi người con nơi đây. Cổ Đô là một vùng quê nhỏ bé nhưng lại có bề dày truyền thống lịch sử lâu đời với biết bao người con ưu tú đã trở thành danh nhân văn hóa của dân tộc. Cổ Đô là một vùng đất cổ xưa đã lưu giữ rất nhiều những giá trị văn hóa tốt đẹp trong đời sống cộng đồng, vùng đất này được nhiều người biết đến bởi đó được coi là “địa linh nhân kiệt”. Quê tôi có rất nhiều những công trình di tích có ý nghĩa lịch sử. Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên, được công tác trong ngành giáo dục tại  địa phương, với tình cảm và trách nhiệm của người con quê hương, tôi rất mong muốn được truyền cho các em lòng nhiệt huyết và niềm say mê tìm hiểu truyền thống lịch sử ngay trên chính quê hương mình. Bởi lẽ, muốn hiểu biết lịch sử dân tộc  phải bắt đầu từ sự hiểu biết về truyền thống lịch sử của gia đình, dòng họ, địa phương, đúng như lời người xưa vẫn dạy:

“Con người có tổ có tông  

Như cây có cội như sông có nguồn”

Với nhận thức, năng lực và trình độ của cá nhân, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Giáo dục truyền thống thông qua hoạt động chăm sóc, bảo vệ một số công trình có ý nghĩa lịch sử ở địa phương”.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Xuất phát từ tình hình thực tế như đã trình bày ở trên, tôi thấy giáo dục truyền thống thông qua hoạt động chăm sóc, bảo vệ một số công trình có ý nghĩa lịch sử ở địa phương sẽ:

- Góp phần vào việc giữ gìn, tôn tạo, bảo tồn các công trình có ý nghĩa lịch sử ở đại phương.

- Góp phần đa dạng hóa hoạt động giáo dục truyền thống và nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong trường học.

- Góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục những phẩm chất tốt đẹp và truyền thống hiếu học cho các em đội viên.

- Giúp các em biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ,  của quê hương, đất nước.

- Rèn luyện cho các em kỹ năng sống, kỹ năng tham gia hoạt động xã hội, , kỹ năng tham gia hoạt động ngoại khóa và kỹ năng lao động thực hành.

- Đặc biệt giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội, các thói hư tật xấu, tận dụng thời gian vào những công việc có ích.

- Giúp các em mở rộng, nâng cao hiểu biết, hoàn thiện nhân cách trong quá trình phấn đấu rèn luyện trở thành con người phát triển toàn diện.

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

1. Khách thể nghiên cứu:

Các công trình có ý nghĩa lịch sử tại địa phương, các tài liệu có liên quan.

2. Đối tượng nghiên cứu:

Là toàn bộ các Đội viên Liên đội Trường THCS Cổ Đô.

 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp tham khảo tài liệu.

- Phương pháp điều tra nghiên cứu thực tiễn.

- Phương pháp quan sát sư phạm.

- Phương pháp thực nghiệm giáo dục.

- Phương pháp trao đổi, thảo luận.

- Phương pháp hoạt động nhóm.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

- Một số phương pháp khác.

 V. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:

- Địa bàn nghiên cứu: xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

- Số lượng nghiên cứu: 8 công trình di tích có ý nghĩa lịch sử tại địa phương và  toàn bộ các em Đội viên Liên đội trường THCS Cổ Đô.

- Thời gian nghiên cứu: 2 năm học 2011-2012 và 2012-2013.

- Nội dung nghiên cứu: bằng các phương pháp, cách thức tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn để các em Đội viên hiểu được truyền thống tốt đẹp của quê hương, tự có  ý thức rèn luyện, giáo dục bản thân qua hoạt động chăm sóc các công trình có ý nghĩa lịch sử ở địa phương.

 

 

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Giáo dục truyền thống có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ của các ngành, các cấp và của toàn xã hội. Do vậy, nó đã được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có rất nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Văn hóa Thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo… về việc thực hiện nhiệm vụ này.

Những quy định của Pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa:

Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

 Chăm sóc, bảo vệ một số công trình, di tích lịch sử ở địa phương nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức, nếp sống cho đội viên theo chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi năm học 2011-2012, 2012-2013.

         Hoạt động trên được thực hiện sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt đội trong trường phổ thông, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ năm học của liên đội, của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục, tổ chức đội các cấp nói chung theo đúng kế hoạch các năm học đã đề ra.

          Thông qua hoạt động chăm sóc, bảo vệ một số công trình, di tích lịch sử ở địa phương giúp các em có những hiểu biết cần thiết và sâu rộng về truyền thống của quê hương, tạo tiền đề để các em mở rộng hoạt động tìm hiểu truyền thống lịch sử của dân tộc, giúp các em nâng cao nhận thức, bỗi dưỡng tình cảm, hành động đúng đắn và phát huy được những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp.

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

           1. Đặc điểm của liên đội.

          Năm học 2011-2012, Liên đội trường THCS Cổ Đô có 10 chi đội với 337 đội viên. Năm học 2012-2013, Liên đội trường THCS Cổ Đô có 11 Chi đội với 350 đội viên. Các em chủ yếu là con em địa phương, ở gần các công trình và các di tích lịch sử có ý nghĩa nên rất có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu và chăm sóc, bảo vệ các công trình, khu di tích lịch sử trên.

Liên đội cũng đã nhiều năm tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và nhận chăm sóc một số công trình có ý nghĩa lịch sử ở địa phương nên các em đã có ý thức và được làm quen với hoạt động này.

          Thực chất các công trình có ý nghĩa lịch sử là những công trình công cộng, nếu không được sự quan tâm, tạo điều kiện, phối kết hợp tham gia hoạt động của các ban ngành đoàn thể của địa phương, nếu không được toàn xã hội chung tay vào cuộc chăm sóc, bảo vệ nó sẽ xuống cấp nghiêm trọng. Do đó, ngay từ nhỏ, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, các em cần được trang bị kiến thức và giáo dục ý thức trách nhiệm đối với các công trình công cộng để cùng với cộng đồng có ý thức gìn giữ, bảo tồn chúng.

Theo kết quả khảo sát thực tế thời gian trước khi áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm (năm học 2010- 2011), số đội viên hiểu biết ý nghĩa, tác dụng của hoạt động và số đội viên tham gia tốt hoạt động chăm sóc, bảo vệ một số công trình có ý nghĩa lịch sử ở địa phương như sau:

 

Năm học

Tổng số

đội viên

Số đội viên hiểu biết ý nghĩa, tác dụng của hoạt động.

Tỷ lệ

(%)

Số đội viên tham gia tốt hoạt động .

Tỷ lệ

(%)

2010-2011

333

304

91,3

301

90,1

         

Kết quả 2 mặt giáo dục năm học 2010-2011:

Các mặt

Tốt – Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Hạnh kiểm

265

79,6

59

17,7

9

2,7

0

0

0

0

Học lực

67

20

129

38,7

108

32,4

26

7,8

3

0,9

 

          2. Những ưu điểm và bất cập khi thực thi vấn đề nghiên cứu:

          2.1. Ưu điểm:

          Ngành giáo dục, tổ chức đội các cấp đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện và có sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao hoạt động giáo dục truyền thống.

          Các ngành, các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, ban quản lí các công trình, di tích lịch sử địa phương rất ủng hộ, khuyến khích và có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, liên đội trong công tác nói trên.

          Chi ủy, Ban giám hiệu, các đoàn thể và tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên trong nhà trường rất nhiệt tình, tạo mọi điều kiện giúp các em đội viên tham gia có hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống.

Nơi ở của các em rất gần với các công trình có ý nghĩa lịch sử nên các em  thường xuyên được tiếp xúc, qua lại những nơi này mà không tốn kém thời gian, công sức, vật chất.

Các em đội viên đã có nhiều năm tham gia hoạt động chăm sóc các công trình có ý nghĩa lịch sử tại địa phương. Các em đã được làm quen và có kinh nghiệm về hoạt động này.

          Các công trình ở địa phương có giá trị, ý nghĩa lịch sử rất lớn, trong đó có những công trình được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

2.2. Bất cập:

          Nguồn kinh phí chi cho hoạt động giáo dục truyền thống còn ít do quỹ đội trong nhà trường rất hạn chế.

          Quỹ thời gian dành cho hoạt động trên chưa thực sự thỏa đáng do các em phải tập trung phần lớn thời gian vào công việc học tập và còn phải tham gia rất nhiều các cuộc thi, các hoạt động khác trong và ngoài nhà trường.

          Nhìn chung các công trình có ý nghĩa lịch sử ở địa phương có không gian rất chật chội gây khó khăn cho các em khi tiếp cận và thực hiện hoạt động chăm sóc, bảo vệ công trình.

          Hệ thống tài liệu, tư liệu, thông tin về các công trình, di tích lịch sử địa phương chưa nhiều.

 

3. Giải pháp.

           3.1. Lên danh mục các công trình, di tích lịch sử ở địa phương.

          a. Các đền, chùa, đình của 4 thôn thuộc xã Cổ Đô:

Chùa Khánh Ân-  thôn Cổ Đô

Đình Kiều Mộc- thôn Kiều Mộc.

Chùa Cảnh Thắng- thôn Vu Chu

Đình Viên- thôn Viên Châu.

          b. Mộ và Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh.

          c. Mộ và Đền thờ Nguyễn Bá Lân.

         d. Nhà tưởng niệm và cây đa Bác Hồ.

          e. Nghĩa trang liệt sỹ xã Cổ Đô.

          Sau khi lên danh mục, phổ biến đến các em đội viên, giúp các em nắm bắt được các công trình, di tích lịch sử có ý nghĩa của địa phương để các em định hướng giới hạn hoạt động.

          3.2 Lựa chọn một số công trình, di tích lịch sử để tiến hành hoạt động chăm sóc, bảo vệ.

          Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy mỗi công trình có ý nghĩa giáo dục cụ thể như sau:

         Các công trình: đền, chùa, đình của 4 thôn thuộc xã Cổ Đô là nơi thờ tự tôn nghiêm, thể hiện tín ngưỡng, niềm tin của nhân dân vào thế giới thần bí vô hình, vào trời phật, thần linh. Đây là nơi nhân dân tìm đến để cầu sự bình an, giải tỏa những lo lắng, bộn bề của cuộc sống đời thường. Đền, chùa, đình, miếu là chốn linh thiêng, đến đây dường như con người được trở về nơi thanh tịnh và thấy mình như tốt đẹp hơn và cần phải  tu nhân tích đức, làm theo điều thiện, tránh xa tội ác. Nét đẹp văn hóa mang tính chất tâm linh trên được người Việt Nam rất coi trọng.

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                  Chùa Khánh Ân- Thôn Cổ Đô

 

 
 

 

 

 

 

 

         

 

 

 

 

 

                                     Đình Làng Kiều Mộc

 
 

 

 

 

         

 

 

 

 

 

 

 

 

                                     Chùa Cảnh Thắng  thôn Vu Chu

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                    

                                           Đình Thôn Viên Châu

 

Công trình: Mộ và Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh, mộ và đền thờ Nguyễn Bá Lân là những di tích lịch sử, ghi dấu công danh của những con người cực kỳ tài năng và đức độ của quê hương Cổ Đô. Nguyễn Sư Mạnh, Nguyễn Bá Lân đã trở thành những nhân vật lịch sử để lại tiếng thơm muôn đời, là tấm gương sáng cho các thế hệ mai sau  học tập, noi theo. Với các em đội viên, giáo dục theo tấm gương những danh nhân văn hóa địa phương có ý nghĩa rất thiết thực.

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                 Nhà  thờ dòng họ Nguyễn Sư Mạnh

 
 

 

 

 

 

 

 

       

 

 

 

                                   Lăng Mộ Cụ Nguyễn Sư Mạnh

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                 Đền thờ Cụ Nguyễn Bá Lân

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công trình: Nhà tưởng niệm và cây đa Bác Hồ là khu di tích lịch sử ghi lại kỷ niệm một lần Bác Hồ về thăm quê  hương Cổ Đô  năm 1958. Khu tưởng niệm là nơi nhân dân Cổ Đô ghi nhớ công ơn của Bác Hồ- vị cha già vô cùng kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác là người Việt Nam vĩ đại của thế kỷ XX, là tấm gương đạo đức sáng ngời trong thời đại ngày nay. Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân ta đang đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong ngành giáo dục, đối với các em thiếu niên nhi đồng, nhà trường luôn nêu cao phong trào thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ là mục tiêu phấn đấu rèn luyện của tất cả các em.

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                Khu tưởng niệm cây đa Bác Hồ

 

 

 

          Công trình: Nghĩa trang liệt sỹ xã Cổ Đô là nơi an nghỉ và ghi danh các anh hùng liệt sỹ, họ là những người con ưu tú của nhân dân Cổ Đô đã sẵn sàng hy sinh xương máu trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để bảo vệ trọn vẹn nền độc lập tự do cho dân tộc. Thế hệ trẻ hôm nay cần phải hiểu về sự hy sinh lớn lao của họ, cần phải được giáo dục về lòng biết ơn, ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ để thể hiện truyền thống đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”.

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                

 

 

 

                                      Khu nghĩa trang liệt sĩ xã Cổ Đô

 

Xác định được ý nghĩa của các công trình như vậy, tôi đã chắt lọc, lựa chọn  các công trình có tác động giáo dục gần gũi nhất, gắn liền với các phong trào thi đua trong trường học, phù hợp với nhận thức của các em ở lứa tuổi thiếu niên. Sau khi tham mưu và được BGH nhà trường nhất trí, liên đội đã lựa chọn các công trình để tiến hành hoạt động chăm sóc, bảo vệ là:

                a.  Mộ và Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh.

          b. Mộ và Đền thờ Nguyễn Bá Lân.

          c. Nhà tưởng niệm và cây đa Bác Hồ.

          d. Nghĩa trang liệt sỹ xã Cổ Đô.

         

    
  
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    
  

 

 


 

3.3 Xây dựng kế hoạch chăm sóc các di tích lịch sử tại địa phương.

 

HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN BA VÌ

LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS CỔ ĐÔ

 

 

                         

Cổ Đô ngày 05 tháng 09 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

Chăm sóc các di tích lịch sử của Liên đội Trường THCS cổ Đô.

Năm học 2011-2012.

 

 

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

Căn cứ vào chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục & đào tạo huyện Ba Vì năm học 2011-2012 .

Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động Đội của hội đồng đội huyện Ba Vì năm học 2011- 2012 .

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2011-2012 của trường THCS Cổ Đô.

Liên đội trường THCS Cổ Đô xây dựng kế hoạch chăm sóc các di tích lịch sử cụ thể như sau:

II. MỤC TIÊU CHUNG:

Nhằm giúp các em học sinh hiểu biết sâu rộng về các di tích lịch lịch sử ở địa phương và có ý thức chăm sóc, bảo vệ, gìn giữ những giá trị tinh thần và giá trị lịch sử của các di tích lịch sử. Qua đó, giáo dục đạo đức, nếp sống và truyền thống tốt đẹp của dân tộc của quê hương cho các em.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

Tuyên truyền, giáo dục thiếu nhi hiểu biết ý nghĩa các công trình, di tích lịch sử, các danh nhân văn hóa của địa phương. Qua đó giúp các em đội viên có kiến thức, hiểu biết về các công trình có ý nghĩa lịch sử và có ý thức chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo các công trình đó.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Tổ chức các hoạt động tìm hiểu các danh nhân văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương:

Danh nhân:          Nguyễn Sư Mạnh, Nguyễn Bá Lân.

Di tích lịch sử:     Các đình, chùa ở địa phương                                                 

                                            Mộ và Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh,

                                            Mộ và Đền thờ Nguyễn Bá Lân.

        Nhà tưởng niệm và cây đa Bác Hồ

  1. Chăm sóc, bảo vệ một số công trình và di tích lịch sử của địa phương:

                             Nghĩa trang liệt sỹ.

Mộ và Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh.

Mộ và Đền thờ Nguyễn Bá Lân.

                             Nhà tưởng niệm và cây đa Bác Hồ

  1. Thời gian tiến hành:

           Hoạt động giáo dục truyền thống được thực hiện theo từng đợt thi đua, các ngày lễ lớn và những dịp lễ hội ở địa phương.

 

Xác nhận của BGH                                            Người lập kế hoạch

           HT                                                                         TPT

                 

       (Đã ký)                                                               (Đã ký)

 

    Nguyễn Thị Thu Minh                                       Nguyễn Thị Lương                            

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN BA VÌ

LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS CỔ ĐÔ

 

 

                         

Cổ Đô ngày 06 tháng 09 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

Chăm sóc các di tích lịch sử của Liên đội Trường THCS cổ Đô.

Năm học 2012-2013.

 

 

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

Căn cứ vào chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục & đào tạo huyện Ba Vì năm học 2012 - 2013.

Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động Đội của hội đồng đội huyện Ba Vì năm học 2012 - 2013.

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2012-2013 của trường THCS Cổ Đô.

Liên đội trường THCS Cổ Đô xây dựng kế hoạch chăm sóc các di tích lịch sử cụ thể như sau:

II. MỤC TIÊU CHUNG:

Nhằm giúp các em học sinh hiểu biết sâu rộng về các di tích lịch lịch sử ở địa phương và có ý thức chăm sóc, bảo vệ, gìn giữ những giá trị tinh thần và giá trị lịch sử của các di tích lịch sử. Qua đó, giáo dục đạo đức, nếp sống và truyền thống tốt đẹp của dân tộc của quê hương cho các em.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

Nhằm giúp các em học sinh hiểu biết sâu rộng về các di tích lịch lịch sử ở địa phương và có ý thức chăm sóc, bảo vệ, gìn giữ những giá trị tinh thần và giá trị lịch sử của các di tích lịch sử. Qua đó, giáo dục đạo đức, nếp sống và truyền thống tốt đẹp của dân tộc của quê hương cho các em

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Tổ chức các hoạt động tìm hiểu các danh nhân văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương:

Danh nhân:          Nguyễn Sư Mạnh, Nguyễn Bá Lân.

Di tích lịch sử:     Các đình, chùa ở địa phương                                              

                                            Mộ và Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh,

                                            Mộ và Đền thờ Nguyễn Bá Lân.

        Nhà tưởng niệm và cây đa Bác Hồ

  1. Chăm sóc, bảo vệ một số công trình và di tích lịch sử của địa phương:

                             Nghĩa trang liệt sỹ.

Mộ và Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh.

Mộ và Đền thờ Nguyễn Bá Lân.

                             Nhà tưởng niệm và cây đa Bác Hồ

  1. Thời gian tiến hành:

           Hoạt động giáo dục truyền thống được thực hiện theo từng đợt thi đua, các ngày lễ lớn và những dịp lễ hội ở địa phương.

 

Xác nhận của BGH                                                  Người lập kế hoạch

          HT                                                                               TPT

                

         (Đã ký)                                                                    (Đã ký)

 

    Nguyễn ThịThu Minh                                              Nguyễn Thị Lương

 

         

 

3.4 Thời gian và cách thức tiến hành hoạt động.

3.4.1 Thời gian và cách thức tiến hànhhoạt động trong năm học 2011-2012:

Đợt thi đua

Thời gian

Cách thức tiến hành hoạt động

Đợt 1

Từ 5/9 đến 15/10/2011

- Triển khai phổ biến kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống tới tất cả đội viên.

- Phân công từng khối lớp phụ trách và chịu trách nhiệm chính một công trình: khối 6 - công trình Mộ và Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh, khối 7 - công trình Mộ và Đền thờ Nguyễn Bá Lân, khối 8 - công trình Nhà tưởng niệm và cây Đa Bác Hồ, khối 9 - công trình Nghĩa trang liệt sĩ xã.

- Hướng dẫn các em nắm bắt ý nghĩa khái quát của các công trình.

- Hướng dẫn các em sưu tầm các tài liệu có liên quan.

Đợt 2

Từ 15/10 đến 20/11/2011

- Tổ chức tham quan, dâng hương tưởng niệm các công trình, di tích lịch sử.

- Tổ chức tham gia các hoạt động vệ sinh, quét dọn các công trình.

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa để nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu kỹ về các công trình qua những tài liệu sưu tầm được.

Đợt 3

Từ 20/11 đến 22/12/2011

- Tập trung vào một công trình trọng điểm gắn với chủ đề đợt thi đua hướng đến kỷ niệm ngày 22/12: chọn công trình -  Nghĩa trang liệt sỹ.

- Tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

- Lau chùi phần mộ các liệt sỹ (vì sau quá trình cải tạo, nâng cấp khu nghĩa trang nằm trong dự án của chương trình xây dựng Nông thôn mới, các ngôi mộ đều rất bụi bặm)

- Quét dọn, tổng vệ sinh toàn bộ khu nghĩa trang sau khi công trình được hoàn thành.

Đợt 4

Từ đầu học kỳ II đến 26/3/2012.

- Tập trung vào công trình trọng điểm gắn với hoạt động trọng tâm của đợt thi đua là tổ chức hội thi Tìm hiểu lịch sử Việt Nam:

chọn công trình- Mộ và Nhà thờ  Nguyễn Sư Mạnh, mộ và Đền thờ Nguyễn Bá Lân.

- Quét dọn, vệ sinh khu di tích lịch sử.

- Tham gia lễ hội, dâng hương tưởng niệm các  di tích lịch sử.

- Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về cuộc đời và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Sư Mạnh, Nguyễn Bá Lân.

- Tổ chức cuộc thi kể chuyện danh nhân lịch sử địa phương qua hội thi Tìm hiểu lịch sử Việt Nam.

Đợt 5

Từ 26/3 đến 31/5/2012

-Tập trung vào một công trình trọng điểm gắn với chủ đề đợt thi đua hướng đến kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ: chọn công trình- Nhà tưởng niệm và cây đa Bác Hồ.

- Tham quan, dâng hương tưởng niệm khu di tích.

- Quét dọn, vệ sinh khu di tích.

- Tìm hiểu những thông tin liên quan đến sự kiện: Bác Hồ về thăm nhân dân xã Cổ Đô, Bác thăm kè Cổ Đô, Bác thăm đồng ruộng, bắt sâu cùng bà con, Bác trồng cây đa kỷ niệm…

- Tổng kết, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống của liên đội trong năm học.

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                     Các em đội viên vệ sinh khu nghĩa trang liệt sỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Các em đội viên quét dọn khu Đền thờ Nguyễn Bá Lân

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                  Các em đội viên tìm hiểu khu di tích nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    Các em đội viên tìm hiểu khu di tích đền thờ Nguyễn Bá Lân

3.4.2 Thời gian và thức cách tiến hành hoạt động trong năm học 2012-2013:

Đợt thi đua

Thời gian

Cách thức tiến hành hoạt động

Đợt 1

Từ 5/9 đến 15/10/2012

- Triển khai phổ biến kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống tới tất cả đội viên.

- Phân công từng khối lớp phụ trách và chịu trách nhiệm chính một công trình: khối 9 - công trình Mộ và Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh, khối 8 - công trình Mộ và Đền thời Nguyễn Bá Lân, khối 7 - công trình Nhà tưởng niệm và cây Đa Bác Hồ, khối 6 - công trình Nghĩa trang liệt sĩ xã.

- Hướng dẫn các em nắm bắt ý nghĩa khái quát của các công trình.

- Hướng dẫn các em sưu tầm các tài liệu có liên quan.

Đợt 2

Từ 15/10 đến 20/11/2012

- Tổ chức tham quan, dâng hương tưởng niệm các công trình, di tích lịch sử.

- Tổ chức tham gia các hoạt động vệ sinh, quét dọn các công trình.

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa để nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu kỹ về các công trình qua những tài liệu sưu tầm được.

Đợt 3

Từ 20/11 đến 22/12/2012

- Tập trung vào một công trình trọng điểm gắn với chủ đề đợt thi đua hướng đến kỷ niệm ngày 22/12: chọn công trình -  Nghĩa trang liệt sỹ.

- Tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

- Lau chùi phần mộ các liệt sỹ ,quét dọn, tổng vệ sinh toàn bộ khu nghĩa trang.

Đợt 4

Từ đầu học kỳ II đến 26/3/2013.

- Tập trung vào công trình trọng điểm gắn với hoạt động trọng tâm của đợt thi đua là tổ chức hội thi: Chỉ huy Đội giỏi.

chọn công trình-  Mộ và Nhà thờ  Nguyễn Sư Mạnh, mộ và Đền thờ Nguyễn Bá Lân.

- Quét dọn, vệ sinh khu di tích lịch sử.

- Tham gia lễ hội, dâng hương tưởng niệm các di tích lịch sử.

- Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về cuộc đời và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Sư Mạnh, Nguyễn Bá Lân.

- Tổ chức thi kể chuyện danh nhân lịch sử địa phương qua hội thi: Chỉ huy Đội giỏi.

Đợt 5

Từ 26/3 đến 31/5/2013

- Tập trung vào một công trình trọng điểm gắn với chủ đề đợt thi đua hướng đến kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ: chọn công trình- Nhà tưởng niệm và cây đa Bác Hồ.

- Tham quan, dâng hương tưởng niệm khu di tích.

- Quét dọn, vệ sinh khu di tích.

- Tìm hiểu những thông tin liên quan đến sự kiện: Bác Hồ về thăm nhân dân xã Cổ Đô, Bác thăm kè Cổ Đô, Bác thăm đồng ruộng, bắt sâu cùng bà con, Bác trồng cây đa kỷ niệm…

- Tổng kết, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống của liên đội trong năm học.

  

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Các em đội viên quét dọn khu Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Các em đội viên quét dọn khu đền thờ Nguyễn Bá Lân

 

 

   
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Các em đội viên thăm quan,tìm hiểu khu di tích đền thờ Nguyễn Bá Lân

 

3.5 Kết quả hoạt động.

          Sau quá trình thực nghiệm, áp dụng đề tài trên trong khoảng thời gian hai năm học, tôi nhận thấy nhiều dấu hiệu tích cực rất đáng mừng: các hoạt động trên đã lôi cuốn, thu hút các em say mê tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của quê hương, của dân tộc. Cụ thể là: Số lượng đội viên hiểu biết ý nghĩa, tác dụng của hoạt động tăng lên. chất lượng, hiệu quả của hoạt động được cải thiện, Số đội viên tham gia tốt hoạt động , thức rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi. Điều đó được thể hiện qua bảng thống kê sau đây:

Năm học

Tổng số

đội viên

Số đội viên hiểu biết ý nghĩa, tác dụng của hoạt động.

Tỷ lệ

(%)

Số đội viên tham gia tốt hoạt động .

Tỷ lệ

(%)

2011-2012

337

315

93,5

310

92

2012-2013

350

345

98,6

343

98

          Đặc biệt từ sự hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của quê hương, của dân tộc các em đội viên có ý thức vươn lên trong học tập, các em hứng thú hơn trong việc tìm hiểu khoa học, thấy được trách nhiệm của mình là phải học thật giỏi để có kiến thức góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, phấn đấu trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy, hoạt động giáo dục truyền thống có tác động kép đến chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường năm, điều đó được thể hiện cụ thể qua số liệu so sánh trong bảng sau:

          Năm học 2011-2012:

Các mặt

Tốt – Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Hạnh kiểm

283

84

49

14,5

5

1,5

0

0

0

0

Học lực

80

23,7

129

38,3

114

33,8

14

4,2

0

0

          Năm học 2012-2013:

Các mặt

Tốt – Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Hạnh kiểm

292

83,4

56

16

2

0,6

0

0

0

0

Học lực

80

22,9

132

37,7

125

35,7

13

3,7

0

0

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

          I. Kết luận:

          Giáo dục truyền thống có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Do vậy, không phải ngẫu nhiên công tác giáo dục truyền thống được gắn với hoạt động dạy học và trở thành một nội dung trọng tâm trong kế hoạch dạy học trong nhà trường.

          Để giáo dục truyền thống thực sự gần gũi, thiết thực đối với các em đội viên thì rất cần thiết phải áp dụng hoạt động chăm sóc, bảo vệ các công trình có ý nghĩa lịch sử ở các địa phương. Hoạt động này đã định hướng cho các em đi theo chiều tích cực, vừa đưa các kiến thức trong sách vở đến gần với các em hơn, vừa giảm bớt áp lực học tập cho các em. Giáo dục truyền thống thông qua hoạt động chăm sóc, bảo vệ công trình có ý nghĩa lịch sử ở địa phương đã lôi cuốn, thu hút các em, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống cho các em một cách hiệu quả, làm phong phú thêm hoạt động và đời sống tinh thần cho các em và chắc chắn nó sẽ góp phần tác động tích cực vào sự phát triển của xã hội.

         Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi  nhận thấy được tính đúng đắn của vấn đề cả về mặt lí luận và thực tiễn. Hi vọng rằng mô hình này sẽ được nhân rộng ở nhiều liên đội, nhiều trường học trên cả nước.

II. Bài học kinh nghiệm:

           Để thực hiện đề tài trên một cách hiệu quả, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

          Làm tốt hơn công tác tuyên truyền về các di tích lịch sử ở địa phương.

          Cần kêu gọi nhiều hơn nữa các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng phối kết hợp tham gia ủng hộ, giúp đỡ cho hoạt động.

         Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi ngoại khóa, tham quan, tìm hiểu về các công trình có ý nghĩa lịch sử ở địa phương.

          Thiết kế và dạng hóa các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn để thu hút 100% đội viên tham gia.

          Hoạt động nên được thực hiện liên tục, xuyên suốt cả năm, kể cả thời gian nghỉ hè.

              

 

 

              III. Đề xuất và khuyến nghị:

          Ngành giáo dục và Hội đồng đội các cấp nên quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho hoạt động giáo dục truyền thống của các liên đội, nhất là hỗ trợ thêm về mặt kinh phí để hoạt động được tiến hành thuận lợi.

          Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ thêm kinh phí, thời gian cho hoạt động.

                   Các đoàn thể trong nhà trường, tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên, Đoàn thanh niên  và toàn thể các em đội viên cần nhiệt tình, tâm huyết và dành thời gian thỏa đáng hơn nữa cho hoạt động.

          Các cấp lãnh đạo, chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở địa phương, các tổ chức chính trị xã hội phối hợp chặt chẽ, ủng hộ nhiệt tình hơn nữa hoạt động trên của liên đội.

          Ban quản lý các công trình trên cung cấp thêm nhiều tài liệu, đa dạng hóa nguồn thông tin để quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về công trình được dễ dàng.

          Trên đây là toàn bộ đề tài sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi với cương vị là giáo viên tổng phụ trách. Đề tài chắc chắn còn nhiều hạn chế, kính mong đồng nghiệp chia sẻ và đóng góp ý kiến.

                                     Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

 

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cổ Đô, ngày 22 tháng 2 năm 2014

Tôi xin cam đoan SKKN này do tôi tự viết, không sao chép nội dung của người khác, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tác giả

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Lương

 

 

 

 

 

 

 

 

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

- Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia “Mộ và Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh”. Đã xếp hạng theo quyết định số 52/2001-QĐ-BVH-TT, ngày 28/12/2001.

- Bằng công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia “Mộ và đền thờ Nguyễn Bá Lân”. Đã xếp hạng theo quyết định số 06/2004/QĐ-BVH-TT ngày 18/02/2004.

- Cuốn sách “Điểm sáng Cổ Đô” của tác giả Phan Đà, do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 1997.

          - Cuốn “Danh nhân Nguyễn Bá Lân con người và sự nghiệp” do Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam và Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hà Tây xuất bản năm 1999.

          - Cuốn “Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cổ Đô (1945-2005) do Sở VHTT tỉnh Hà tây xuất bản năm 2006.

          - Cuốn “Ba Vì xưa và nay” tập I, II của Hội văn nghệ sĩ xứ Đoài, do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2011.

 

 

 

E. PHỤ LỤC

 

                                                                                                           Trang

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài……………………………………………….    2

II. Mục đích nghiên cứu…………………………………………..   4

III. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………   5

IV. Phương pháp nghiên cứu……………………………………. .   5

V. Phạm vi và thời gian thực hiện……………………………….   . 5

B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I. Cơ sở lý luận………………………………………………….    . 7

II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu………………………………….. 8

III. Các giải pháp thực hiện………………………………………... 9

IV. Thời gian và cách thức tiến hành hoạt động………………….. 21

V. Kết quả thực hiện……………………………………………… 29

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. Kết luận……………………………………………………….... 30

II. Bài học kinh nghiệm…………………………………………... 30

III. Các đề xuất và khuyến nghị………………………………….. 31

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO BA VÌ

Đơn vị: Trường THCS Cổ Đô

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

 

 

BIÊN BẢN CHẤM VÀ XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 

 - Tên SKKN: Giáo dục truyền thống thông qua hoạt động chăm sóc, bảo vệ một số công trình có ý nghĩa lịch sử ở địa phương.  

- Tác giả: Nguyễn Thị Lương.

- Môn:  Công tác Đội.

- Đơn vị: Trường THCS Cổ Đô- Ba Vì- Hà Nội.

 

Đánh giá của Hội đồng chấm

…………………………………………………………………………………….....

………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….

Xếp loại:………………                                             

(Xếp loại A: Từ 8.5 đến 10 điểm                                                Tính sáng tạo:…………./2 điểm

Xếp loại B: Từ 7 đến < 8.5 điểm                                                Tính KH, SP:…………./2 điểm điểmXếp loại C: Từ 5 đến < 7 điểm                                         Tính hiệu quả:…………/ 3 điểm

Không xếp loại: < 5 điểm                                          Tính phổ biến, ứng dụng:………../ 3 điểm

                                                                                                           Tổng số: ……………điểm

 

                                                                          Ngày………..tháng………..năm 2014

                                                                                  Chủ tịch hội đồng xét duyệt

 

 Người chấm 1                Người chấm 2

(Ký, ghi rõ họ tên)      (Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan

Bài giảng điện tử

Tin tức mới
Trường THCS Cổ Đô chào mừng đại hội Đảng

Trường THCS Cổ Đô chào mừng đại hội Đảng

Hoạt động chuyên môn tổ KHTN trường THCS Cổ Đô

Hoạt động chuyên môn tổ KHTN trường THCS Cổ Đô

THÔNG TƯ MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÔNG TƯ MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KẾT QUẢ THI VIÊN CHỨC GIÁO DỤC HUYỆN BA VÌ NĂM 2020

KẾT QUẢ THI VIÊN CHỨC GIÁO DỤC HUYỆN BA VÌ NĂM 2020

LỄ KỈ NIỆM  90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH.  NGÀY HỘI TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN

LỄ KỈ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH. NGÀY HỘI TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN

Ý NGHĨA LỚN TỪ PHONG TRÀO KẾ HOẠCH NHỎ.

Ý NGHĨA LỚN TỪ PHONG TRÀO KẾ HOẠCH NHỎ.

Tin tức đọc nhiều
Cuộc thi vẽ tranh "Chiếc máy bay mơ ước của em" và câu chuyện của bé Giang Hồng Chi trường Tiểu học Cổ Đô

Cuộc thi vẽ tranh "Chiếc máy bay mơ ước của em" và câu chuyện của bé Giang Hồng Chi trường Tiểu học Cổ Đô

Vui quá, giáo viên được xét thăng hạng mà không phải thi!

Vui quá, giáo viên được xét thăng hạng mà không phải thi!

Lịch công tác Phòng GD&ĐT_Tuần 52_2017-12-25

Lịch công tác Phòng GD&ĐT_Tuần 52_2017-12-25

Kế hoạch_Thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Kế hoạch_Thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

UBND TP Hà Nội điều chỉnh KH thời gian năm học

UBND TP Hà Nội điều chỉnh KH thời gian năm học

Trường THPT Chu Văn An-Hà Nội tặng quà cho trường Tiểu học Khánh Thượng B và THCS Phú Đông

Trường THPT Chu Văn An-Hà Nội tặng quà cho trường Tiểu học Khánh Thượng B và THCS Phú Đông

Thống kê
Hôm nay : 4
Trường THCS Cổ Đô
Địa chỉ : Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội
Email : hanoi-thcscodo@edu.viettel.vn
Điện thoại :
Hỗ trợ & phát triển bởi Viettel EduPortal
Ghi rõ nguồn thcscodo.edu.vn khi trích thông tin từ website này